GIỚI THIỆU SÁCH Tác phẩm “ QUÊ MẸ ” của Thanh Tịnh
Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, tên tuổi Nguyễn Thanh Tịnh được gắn liền với những truyện ngắn.
Thanh Tịnh (1911-1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế. Từ năm 1933, ông đi làm ở các cơ sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.
Tác phẩm chính: Hận chiến trường (tập thơ, 1937), Quê mẹ (tập truyện ngắn, 1941), Ngậm ngải tìm trầm (tập truyện ngắn, 1943)…Sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu, trong trẻo.
GIỚI THIỆU SÁCH
Tác phẩm “ QUÊ MẸ ” của Thanh Tịnh
Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, tên tuổi Nguyễn Thanh Tịnh được gắn liền với những truyện ngắn.
Thanh Tịnh (1911-1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế. Từ năm 1933, ông đi làm ở các cơ sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.
Tác phẩm chính: Hận chiến trường (tập thơ, 1937), Quê mẹ (tập truyện ngắn, 1941), Ngậm ngải tìm trầm (tập truyện ngắn, 1943)…Sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu, trong trẻo.
Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
Tên tuổi của nhà thơ Thanh Tịnh được nhiều người biết đến rộng rãi hơn khi tập truyện ngắn “Quê mẹ” của ông ra đời vào năm 1941. Từ khi xuất hiện cho đến nay “Quê mẹ” đã gắn liền với cuộc đời của Thanh Tịnh và trở thành một dấu ấn quan trọng trong hành trình nghệ thuật của ông. Bao trùm nên toàn bộ tập truyện là một tình cảm êm dịu nhẹ nhàng của người dân vùng quê xứ Huế. “Quê mẹ” cũng như những tập truyện ngắn sau này phần lớn đều viết về Huế, nới Thanh Tịnh sinh ra và lớn lên, đầy kỷ niệm.
Nhiều truyện ngắn của ông mang đầy phong vị Huế, nơi Thanh Tịnh sinh ra và lớn lên, đầy kỷ niệm.
Nhiều truyện ngắn của ông mang đầy phong vị Huế và tạo riêng cho ông một thi pháp văn xuôi độc đáo. Là một nhà thơ lãng mạn, Thanh Tịnh đã mang vào truyện ngắn chất trữ tình sâu lắng. Tập “Quê mẹ” man mác tình quê hương, tình người, từng trang viết của ông thấm đượm hương vị làng quê, một làng quê miền Trung với những vẻ đẹp thanh bình, êm ả nhưng cũng không hiếm những cảnh đời khổ đau, ngang trái.
Đọc “Quê mẹ” của Thanh Tịnh, chúng ta cảm nhận rất rõ điều này. Một làng quê nhỏ bé đã là cái nôi tâm hồn nuôi dưỡng những tác phẩm của ông. Ở đó chúng ta gặp gỡ và đồng cảm với tác giả trong mối tình quê rung rinh, lai láng trong khung cảnh sông nước ruộng đồng, Dường như tâm hồn ông gần gũi và ưa thích với những vẻ đẹp nhè nhẹ, những nét buồn lặng lặng…
“Quê mẹ” của Thanh Tịnh kể về một bến đò hiu hắt, một dòng sông với con đò dọc ẩn hiện những lời trao duyên tình tứ, về nỗi nhớ quê mẹ của một người con gái đi lấy chồng xa, về một nhà ga nho nhỏ giữa cánh đồng với con tàu bỏ lại đằng sau nó những hoài niệm về một tình yêu không bao giờ tới, về nỗi lòng bịn rịn của một cô gái quê khi phải chia tay với người bạn trai sau mùa gặt hái.
Đọc những truyện ngắn trong “Quê mẹ” của Thanh Tịnh, người ta thường ít chú ý đến cốt truyện mà chỉ nhớ cái không khí, cái dư vị quyến luyến ngọt ngào, có pha chút ngậm ngùi buồn thương. Cảm giác ấy lắng sâu trong tâm hồn người đọc và cùng với cảm giác đó là một âm hưởng buồn buồn thấm thía qua những trang văn. Phong cách truyện ngắn của nhà văn Thanh Tịnh sớm định hình và tương đối nhất quán.
Từ “Quê mẹ”, “Chị và em” rồi đến “Ngậm ngải tìm vàng”, giọng điệu của ông không mấy thay đổi. Cái tôi của tác giả khiêm nhường đứng đằng sau những con người bình thường nhỏ bé. Cái tôi của những cảm giác, cảm xúc mơ hồ, thoáng qua rất khó lắm bắt. Thanh Tịnh tập trung sự chú ý của mình vào đời sống nội tâm của nhân vật, đặc biệt là những xao động bất chợt, những giây lát gặp gỡ tình cờ mà làm khuấy động cả một nếp sống thường ngày bình lặng.
Tác phẩm của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình, trong sáng và gợi cảm. Thạch Lam đã nhận xét rằng ở Thanh Tịnh “truyện ngắn nào hay đều có chất thơ và bài thơ nào hay đều có cốt truyện”. Cùng với một số nhà văn như Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Ngọc Giao, Đỗ Tốn, Thanh Châu…các truyện ngắn của Thanh Tịnh đã góp phần làm nên dòng truyện ngắn trữ tình đặc sắc trước năm 1945. Bản thân Thanh Tịnh cũng ý thức về điều này. Khi Hồ Dzếnh mất, ông làm bài thơ viếng:
Đời xếp anh, tôi với Thạch Lam
Ngồi chung một chiếu Hội Văn đàn
Chao ôi! Chiếu đã hai lần lạnh
Còn lại mình tôi trên thế gian.
Tác phẩm “Quê mẹ” của nhà văn Thanh Tịnh hiện có trong Thư viện Trường trung học cơ sở Phước Hưng, mời các em đón đọc!
| Phước Hưng, ngày 08 tháng 02 năm 2022 |
Viên chức thư viện
Phạm Thị Kim Chính | Hiệu Trưởng |